Tìm hiểu dạy học tiếp cận dự án cùng GCA

Tìm hiểu dạy học tiếp cận dự án cùng GCA. Hiện nay GCA đang áp dụng Phương pháp Dạy học tiếp cận dự án (hay còn gọi là Dạy học dự án) đem lại nhiều ưu thế phát triển đối với trẻ. Vậy dạy học dự án là gì? PP này có gì đặc biệt? Phương pháp này áp dụng như thế nào? Ba mẹ cùng tìm hiểu về phương pháp Dạy học dự án với GCA nhé.

Tìm hiểu dạy học tiếp cận dự án cùng GCA

Dạy học dự án là một hình thức dạy học, giúp trẻ phát triển kỹ năng và kiến thức qua thực tiễn và trải nghiệm. Phương pháp này tập trung vào việc giúp trẻ tìm hiểu một vấn đề cụ thể và tự mình hoàn thành một dự án liên quan đến vấn đề đó dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên. Thông qua đó trẻ tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, sử dụng được.
Chương trình học dự án tại GCA được dựa trên cơ sở Khung chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo theo đó đảm bảo khung kiến thức, khung kỹ năng mà trẻ cần phải đạt được ở từng độ tuổi.

Vậy mục tiêu của dạy học dự án là gì? Có 2 mục tiêu:
– Rèn luyện cho trẻ phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống.
– Rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng: tổ chức kiến thức, kỹ năng sống, làm việc theo nhóm… và ứng dụng kỹ năng để tạo ra sản phẩm.

Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tế đời sống. Gắn kết nội dung học với cuộc sống thực.
Định hướng hứng thú người học: Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của trẻ cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp.
Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành.
Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của học sinh và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội.
Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, trẻ sẽ tạo nên các sản phẩm. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.

So với các phương pháp khác, Dạy học tiếp cận dự án mang nhiều lợi thế vượt bậc như:
1. Trẻ học được cách chủ động lên kế hoạch và phân công công việc, giáo viên chỉ là người hướng dẫn và tạo môi trường học tập.
2. Việc học được tiếp thêm năng lượng và cảm hứng khi trẻ chính là người phát hiện ra những điều mới và chia sẻ chúng với mọi người.
3. Trẻ biết cách áp dụng kỹ năng và kiến thức để khám phá những gì mình quan tâm
4. Trẻ có nhiều cơ hội trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, phát triển tư duy phản biện,…
5. Rèn luyện và nâng cao sự tự tin khi trẻ trình bày về những điều mình biết và có thể làm.

6. Học sinh được tham gia những hoạt động bên ngoài. Đây là dịp để trẻ được tìm hiểu, khám phá và kiểm chứng lại kiến thức đã học ở trường; từ đó nuôi dưỡng cảm xúc xã hội và phát triển kỹ năng sống.

Sau đây mời ba mẹ cùng xem một dự án thực tế tại GCA để hiểu rõ hơn. Tại GCA, mỗi dự án kéo dài 1 tháng. Kết thúc dự án sẽ có một hoạt động tổng kết, hay còn gọi là Showcase, nơi các bạn nhỏ được cùng nhau nhìn lại các sản phẩm cho chính mình làm ra, được thuyết trình và giới thiệu về sản phẩm đó. Qua đó giúp trẻ học được kỹ năng tổng hợp, thuyết trình và tự tin trước đám đông.

Cô chuẩn bị môi trường, học liệu, kế hoạch và các tình huống tạo sự hấp dẫn cho trẻ. Cô chọn một hoạt động khơi gợi tò mò về chủ đề và đánh giá mức độ quan tâm của trẻ đối với chủ đề đó. Lập bảng những điều trẻ đã biết và những điều trẻ muốn biết về chủ đề.
Con: Con được tái hiện lại những kiến thức mình đã biết về đề tài và liệt kê ra những điều mình muốn biết thêm, giáo viên có thể gợi ý để con tìm ra vấn đề. Từ đó con tự lập được kế hoạch cho mình trong quá trình khám phá dự án: Tìm câu trả lời cho những thắc mắc bằng cách nào? ở đâu? Khi nào?

Cô hỗ trợ trẻ cùng đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi thông qua các hoạt động tìm hiểu: Qua tranh ảnh, video, chuyên gia, trò chuyện, các kênh truyền thông…Cô giúp trẻ lên kế hoạch tìm kiếm thông tin qua các phương tiện như máy ảnh, máy tính, chuyến đi, vẽ….
Con thực hành tìm hiểu các kiến thức trả lời cho các thắc mắc của mình bằng các hoạt động với các kỹ năng: tìm kiếm, thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin, tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế. Con sẽ báo cáo lại kết quả tìm được thông tin sau khi được giáo viên hỗ trợ. Phân chia theo cá nhân/nhóm tìm hiểu về đối tượng tìm hiểu theo nhu cầu của con. Con có thể đi thực tế đến các địa điểm cần thiết để hiểu thêm về đối tượng để thu thập thông tin, trải nghiệm. Con đặt câu hỏi. Sau khi tìm hiểu rõ thông tin về đối tượng, con sẽ tham gia trải nghiệm nhiều cách và nhiều chất liệu khác nhau: tạo hình, thuyết trình, múa hát, đóng kịch, hoạt động với đồ vật…và từ đây tạo ra các sản phẩm về chủ đề cho riêng mình (album, sách online, tranh ảnh…).

Kết thúc dự án là bước triển khai cuối cùng trong một dự án học.
Cô hỗ trợ con tổng kết dự án thông qua một số hoạt động do cô và con cùng xây dựng.
Con có thể so sánh đối chứng với những cái đã biết và muốn biết, sau đó cùng nhau thảo luận về cách trình bày, thể hiện với mọi người.. Con kết thúc dự án thông qua một số hoạt động trò chơi. Qua trò chơi con thể hiện được kiến thức và các kỹ năng trong quá trình trải nghiệm dự án.
Tham gia và đồng hành cùng con qua các hoạt động showcase. Ba mẹ chứng kiến và xem con thể hiện sự hiểu biết thông qua những vấn đề trong dự án vừa học.
Vừa rồi ba mẹ đã tìm hiểu về phương pháp dạy học dự án và những ý nghĩa của phương pháp này. Dạy học theo dự án có nhiều điểm thú vị phải không? Ba mẹ hoàn toàn có thể triển khai những dự án nhỏ tại nhà phù hợp với con với nhu cầu và sự hứng thú của trẻ.

—–

Ba mẹ có thể liên hệ các điểm trường để tìm hiểu hoặc đăng ký trải nghiệm môi trường học tập GCA tại đây nhé: https://gca.edu.vn/tuyen…/dang-ky-tu-van-tham-quan-truong/

Xem thêm:

Trường mầm non GCA Ecohome 1 Trường mầm non GCA Ecohome 2 Trường mầm non GCA Ecohome 3 Trường mầm non GCA EcoLife Capitol Trường mầm non GCA EcoLife Riverside GCA – Lễ Trưởng Thành Graduation Ceremony 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *